Lộ Trình Triển Khai 5G Viettel – Hỗ Trợ Đối Tác Phát Triển Hệ Sinh Thái

Ngày20/02/2025

Trien-khai-5g

Trong giai đoạn từ 2025 trở đi, Viettel đang chuẩn bị triển khai định hướng phát triển 5G B2B, hỗ trợ các đối tác cùng phát triển hệ sinh thái sản phẩm 5G. 

Viettel đã khởi động hành trình mạng 5G từ năm 2019, đánh dấu bước ngoặt quan trọng với thành công trong thử nghiệm gọi 5G đầu tiên. Đến tháng 3/2024, Viettel chính thức được cấp giấy phép sử dụng băng tần 2600MHz và khai trương mạng 5G vào ngày 15/10/2024. Vào thời điểm khai trương Viettel triển khai khoảng 6.500 trạm, tập trung vào các thành phố lớn, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. 

Trong năm 2025 tới đây dự kiến Viettel tiếp tục triển khai mở rộng vùng phủ mạng 5G lên tới xấp xỉ 20.000 trạm phục vụ nhu cầu kinh doanh, mở rộng vùng phủ sóng đến các trung tâm huyện và vùng nông thôn. Với tỷ lệ phủ sóng đạt 95% tại các thành phố lớn và 90% ở các khu công nghiệp, cảng biển, và sân bay. Ông Hải khẳng định rằng Viettel 5G là một trong những mạng 5G hiện đại nhất thế giới, nằm trong top 5% các nhà mạng triển khai mạng 5G SA (Standalone) hoàn chỉnh từ vô tuyến đến mạng lõi ngay từ thời điểm khai trương. 

Kết quả triển khai ban đầu rất đáng khích lệ, cụ thể chỉ sau hai tuần, Viettel đã thu hút được 3 triệu thuê bao 5G. Sự hấp dẫn của mạng 5G đã góp phần nâng tốc độ internet di động tại Việt Nam lên mức trung bình 71 Mbps (tăng 30%), đồng thời giúp Việt Nam thăng hạng từ vị trí 51 lên 43 trên bảng xếp hạng toàn cầu của Speedtest Global Index (tháng 10/2024).

Lễ khai mạc sự kiện 5G day

Lễ khai mạc sự kiện 5G day

Một điểm nổi bật trong phần thuyết trình là việc triển khai Network Slicing, cho phép phân chia các mạng vật lý thành các mạng logic, phục vụ cho các mục đích kinh doanh hoặc nhu cầu khách hàng khác nhau. Ông Hải giải thích rằng chỉ có mạng 5G SA (Standalone) mới hỗ trợ Network Slicing, giúp phân chia các mạng vật lý thành các mạng logic, mỗi slice phục vụ một mục đích kinh doanh hoặc khách hàng nhất định, căn cứ vào yêu cầu cụ thể về tốc độ, độ trễ, tính bảo mật. Hiện tại, chỉ mạng 5G SA hỗ trợ Network Slicing giúp cá thể hoá dịch vụ 5G. Đối với nhóm khách hàng cá nhân, mạng 5G Viettel đã quy hoạch các loại slice sẵn sàng hỗ trợ các nhóm ứng dụng khác nhau như: Slice yêu cầu băng thông cao (livestreaming, AR/VR, Gaming); Slice yêu cầu độ trễ thấp (V2X, tele-health); Slice hỗ trợ Internet of Things (IoT) với khả năng kết nối hàng loạt thiết bị đồng thời. 

Đối với khách hàng doanh nghiệp, Network Slicing giúp các doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn mô hình triển khai PMN, theo yêu cầu về bảo mật, độ trễ và tối ưu chi phí. Một use case điển hình là nhà máy thông minh với tổng chi phí khi ứng dụng 5G PMN rẻ hơn gần 22% so với giải pháp truyền thống. Thêm nữa, để sử dụng mạng 5G SA Viettel, khách hàng cá nhân cần có Iphone từ 13 trở lên hoặc một số máy Android như Samsung S21, S22, S23, S24 series. Diễn giả Nguyễn Thanh Hải đồng thời cho biết: “Viettel sẽ tiếp tục ban hành nhiều gói dịch vụ mới cho khách hàng cá nhân trong quý 1 năm 2025”.

Đ/c Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại sự kiện

Đ/c Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại sự kiện

Ông Hải cho rằng, Viettel hiện là nhà mạng Việt Nam đầu tiên tham gia GSMA Open Gateway, phát triển và cung cấp API chuẩn hoá cho nhà phát triển, giúp họ dễ dàng tích hợp ứng dụng vào mạng lưới, giúp khai thác tính năng vượt trội của mạng 5G. Viettel là nhà mạng tiên phong chuyển đổi mạng truyền thống thành mạng “mở”, mạng “có thể lập trình”. Các API tiêu biểu bao gồm: QoD API: Đảm bảo chất lượng băng thông và độ trễ, Device Location API: Cung cấp vị trí thiết bị để hỗ trợ giao dịch an toàn, Number Verification API: Thay thế mật khẩu truyền thống bằng xác thực an toàn hơn và Connectivity Insights: Đánh giá chất lượng đường truyền theo thời gian thực.

Chia sẻ về xu thế triển khai Network APIs, diễn giả đến từ Viettel Network cho biết: “Trên thế giới đã có khoảng 38 Telco tại 23 quốc gia kinh doanh dịch vụ Network APIs, phần lớn các nhà mạng chỉ triển khai 2-5 APIs, hiện có 13/25 API đã công bố được kinh doanh trên thế giới. Điển hình có CAMARA là dự án mã nguồn mở do Linux Foundation và GSMA khởi xướng nhằm phát triển, chuẩn hoá các Network APIs, dự kiến đến tháng 3/2025, CAMARA sẽ cập nhật cho 15 API hiện tại và bổ sung thêm 11 API mới”. 

Hiện tại, mạng lưới Viettel đã triển khai hỗ trợ Network APIs, lộ trình từ năm 2025 sẽ phát triển hơn 10 APIs theo chuẩn CAMARA, cung cấp SDK cho nhà phát triển giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, bổ sung môi trường Sandbox cho nhà phát triển. Mục tiêu dài hạn đến năm 2026 là Viettel sẽ liên kết với các nhà mạng trong nước và quốc tế để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái toàn cầu.

Ngoài ra, Viettel hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp và nhà phát triển tham gia vào hệ sinh thái 5G. Đối với doanh nghiệp, Network Slicing giúp triển khai mạng dùng riêng cho nhà máy thông minh, cảng biển, sân bay và nhiều mô hình khác. Đối với nhà phát triển, Viettel cung cấp tài khoản thử nghiệm, tài liệu hướng dẫn chi tiết, bộ thư viện SDK và môi trường Sandbox để đẩy nhanh tiến độ tích hợp ứng dụng.

Viettel cam kết xây dựng một mạng 5G xanh và bền vững, giảm tới 50% năng lượng tiêu thụ và CO2 trên mỗi GB dữ liệu nhờ vào việc sử dụng thiết bị hiện đại. Công nghệ tiết kiệm năng lượng cùng với mô hình "Green Network" không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tối ưu hóa chi phí vận hành, mang lại lợi ích lâu dài cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng.

5G thay đổi ngành công nghiệp giải trí, gaming và truyền hình

Viettel đang triển khai các giải pháp và ứng dụng 5G tiên tiến sẽ thay đổi tương lai của ngành công nghiệp giải trí, gaming và truyền hình, đồng thời khẳng định cam kết của Viettel trong phát triển công nghệ số. 

Truyền hình tương tác trên hạ tầng 5G

Truyền hình tương tác trên hạ tầng 5G

Công nghệ 5G đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Cloud Gaming, trong đó bao gồm băng thông cao và độ trễ thấp. Với băng thông lên đến 100Mbps, người dùng có thể trải nghiệm trò chơi ở độ phân giải 4K@60fps, tương đương với trải nghiệm esports chuyên nghiệp. Sự kết hợp này không chỉ cải thiện chất lượng hình ảnh mà còn giảm thiểu độ trễ xuống chỉ còn 10 - 40ms, tạo ra trải nghiệm gần như tương đương với chơi game trực tiếp trên thiết bị. 

Vậy Cloud Gaming là gì?

Ông Đặng Minh Tâm - Kỹ sư giải pháp từ Alibaba Cloud giải thích: Khái niệm này cho phép người dùng chơi game qua Internet mà không cần phần cứng mạnh mẽ. Tận dụng sức mạnh xử lý của máy chủ qua mạng internet, dịch vụ này cung cấp trải nghiệm mượt mà với hình ảnh sắc nét và tốc độ khung hình cao. Có nghĩa là, các trò chơi sẽ được chạy trên các máy chủ từ xa trong trung tâm dữ liệu, với video và âm thanh được truyền trực tiếp đến thiết bị của người chơi. Điều này giúp trải nghiệm của người chơi chất lượng cao hơn trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, tablet, smart TV và smartphone. 

Với ưu thế băng thông lớn, độ trễ thấp và khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao, nền tảng Cloud Gaming trên nền tảng 5G đem đến trải nghiệm mượt mà, hình ảnh sắc nét và nội dung đa dạng trên mọi thiết bị. Cloud Gaming không chỉ mang lại giá trị giải trí vượt trội mà còn tối ưu hóa chi phí vận hành và tăng tốc phát hành sản phẩm. Điều này cho phép người dùng  nghiệm chất lượng trò chơi cao mà không cần đầu tư vào phần cứng đắt tiền. Hơn nữa, giải pháp này còn giúp tối ưu hóa chi phí vận hành và rút ngắn thời gian phát hành sản phẩm, minh chứng cho sức mạnh của sự kết hợp giữa công nghệ điện toán đám mây và mạng 5G. 

Đ/c Phạm Thanh Phương - GĐ Trung tâm Dịch vụ Truyền hình - VTT

Đ/c Phạm Thanh Phương - GĐ Trung tâm Dịch vụ Truyền hình - VTT

Bà Phạm Thanh Phương - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Truyền hình cho biết: “Viettel Telecom và Alibaba Cloud đồng hành đưa Cloud Gaming lên tầm cao mới khi phối hợp cùng Alibaba Cloud giới thiệu giải pháp Cloud Gaming dựa trên nền tảng 5G, mở ra một kỷ nguyên giải trí mới tại Việt Nam.” Liên minh này không chỉ mở ra một kỷ nguyên giải trí mới tại Việt Nam mà còn khẳng định vị thế tiên phong của cả hai công ty trong việc thúc đẩy công nghệ tương lai. 

Cloud Gaming - Khai thác tiềm năng 5G và tương lai của ngành công nghiệp game

Theo ông Đặng Minh Tâm, Cloud Gaming có thể trở thành mô hình kinh doanh cốt lõi cho các nhà mạng trong kỷ nguyên 5G tới đây, mở ra cơ hội lớn cho các nhà mạng. Các nhà mạng có thể cung cấp các gói dịch vụ game di động, gói TV và băng thông rộng, và dịch vụ Cloud e-sports cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tạo ra những cơ hội mới trong việc phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. 

Thành công tiêu biểu là Migu, một công ty con của China Mobile. Công ty này đã phát triển nền tảng Cloud Gaming có tên “Migu Kuaiyou”, cho phép người dùng truy cập vào hàng ngàn trò chơi chất lượng cao mà không cần tải xuống. Nền tảng này khi ra mắt đã thu hút lượng lớn người dùng và tạo ra doanh thu đáng kể nhờ vào trải nghiệm chơi game tuyệt vời và mô hình kinh doanh linh hoạt cùng trải nghiệm xuất sắc.

Hệ sản phẩm 5G - Cuộc sống mới

Hệ sản phẩm 5G - Cuộc sống mới

Hệ thống Cloud Gaming dựa trên công nghệ ảo hóa GPU tiên tiến, tối ưu hóa hiệu suất mã hóa với khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ. Với thời gian mã hóa dưới 4ms và tốc độ lên đến 4K 200fps, hệ thống này đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội trong mọi điều kiện mạng. Ông cũng nhấn mạnh rằng các giao thức truyền dẫn tiên tiến như WebRTC, RTP và SRT được tùy chỉnh để giảm thiểu độ trễ, đảm bảo truyền tải dữ liệu ổn định và tiết kiệm tài nguyên mạng. Cloud Gaming hiện được triển khai dưới nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, bao gồm game trên di động, chương trình giải trí trên TV và dịch vụ vận hành trọn gói cho các chuỗi khách sạn, resort. Những nền tảng Cloud Gaming hàng đầu tại Trung Quốc là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng thương mại của công nghệ này, với doanh thu đáng kể nhờ lượng người dùng khổng lồ.

Sự xuất hiện của 5G không chỉ thay đổi thói quen tiêu thụ nội dung của người dùng mà còn mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí. Viettel Telecom, với sự hỗ trợ từ Alibaba Cloud, đang tiên phong xây dựng một hệ sinh thái giải trí tương lai bao gồm các dịch vụ tích hợp giữa Cloud Gaming và các nền tảng truyền hình thông minh.

Nhu cầu của khách hàng 5G tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới

Viettel hiện sở hữu mạng lưới 5G rộng lớn nhất Việt Nam, với tốc độ truy cập vượt trội và độ trễ thấp, mang lại trải nghiệm chưa từng có cho người dùng. Viettel không chỉ cung cấp công nghệ mà còn kiến tạo tương lai – nơi mọi nhu cầu của người dùng đều được đáp ứng thông minh và hiệu quả, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu trong kỷ nguyên 5G.

Hiện nay, công nghệ 5G đã được triển khai thương mại bởi 320 nhà mạng trên toàn thế giới, với vùng phủ sóng trải dài qua 110 quốc gia, phục vụ khoảng 55% dân số toàn cầu. Theo thống kê của năm 2024, thuê bao 5G toàn cầu có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ với 2,2 tỷ người dùng, tương đương 26% thuê bao di động. Những con số này không chỉ cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường 5G mà còn định hình tương lai của công nghệ và viễn thông toàn cầu. 

Ảnh chụp tại sự kiện Viettel 5G day

Ảnh chụp tại sự kiện Viettel 5G day

Trong bối cảnh đó, là nhà mạng đầu tiên thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam, Viettel đã đạt được vùng phủ sóng hàng đầu với 99% tại 63 tỉnh thành. Kết quả này vượt xa so với nhiều quốc gia khác khi mới ra mắt công nghệ này; ví dụ, Hàn Quốc chỉ đạt 82%, Indonesia là 23%, và Úc là 12%. Trong vòng 5 năm tới, Viettel đặt mục tiêu mở rộng vùng phủ sóng 5G tương đương với mạng 4G, tạo ra một bước tiến vượt bậc trong kết nối tại Việt Nam.

Chia sẻ về xu hướng sử dụng Internet của người dùng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Di động Viettel Telecom cho biết: “Trung bình năm 2024, mỗi người Việt ghé thăm 67 trang web, thời lượng nhiều nhất dùng cho mạng xã hội tương đương với 27%. Đồng thời, các thế hệ khi sử dụng mạng xã hội cũng có sự khác biệt.” Cụ thể, Gen Z trung bình sẽ dùng đến 3 mạng xã hội lần lượt là Facebook, Tiktok, Youtube, trong khi đó Gen X và Gen Y chỉ dùng 2 ứng dụng là Facebook và Zalo. Đặc biệt, nhóm khách hàng sử dụng 5G chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18-34, chiếm tới 67,1%, trong khi những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ chiếm khoảng 32% so với các ngành nghề khác.

Sự xuất hiện của công nghệ 5G đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức người dùng tiêu thụ dữ liệu. Trung bình cứ 1 trên 5 khách hàng (tương đương với 20%) đã chuyển lên 5G sẽ giảm hành vi sử dụng Wifi và chuyển sang dùng data di động, đồng thời tăng thời gian sử dụng data trên di động. Điều này phản ánh khả năng kết nối mạnh mẽ và ổn định mà công nghệ mới này mang lại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết, sắp tới các use case 5G thu hút khách hàng cá nhân nhất sẽ được Viettel ưu tiên bao gồm: Kết nối băng thông rộng không dây (FWA), Ultra HD và livestream chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa và mua sắm với trải nghiệm thực tế tăng cường (AR). Đồng thời Viettel triển khai hệ sinh thái 5G cho doanh nghiệp bao gồm 8 nhóm giải pháp liên quan đến các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, thành phố thông minh, năng lượng, giao thông vận tải và logistic. Đây không chỉ là một công nghệ mới, 5G đã tạo ra những thay đổi căn bản trong hành vi người dùng và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Với chiến lược đúng đắn, Viettel không chỉ khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực và toàn cầu.

Danh sách gói cước 5G Viettel đã ra mắt (Cập nhật tháng 02/2025)

5G-Viettel-cuoc-song-moi